Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Tùy từng trường hợp mà dây rốn quấn cổ ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi khác nhau.

Với thai nhi

Nhiều mẹ bầu lo sợ rằng khi bị dây rốn quấn cổ, quá trình cung cấp dinh dưỡng và oxy sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Một số bé có thể tự tháo được vòng quấn của dây rốn khi chuyển động trong bụng mẹ. Còn phần lớn số còn lại chào đời khỏe mạnh trong tình trạng dây rốn quấn quanh cổ.


Thực chất chỉ có một vài trường hợp là nguy hiểm khi dây rốn bị thắt quá chặt nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có bình thường không, mẹ có thể đề nghị bác sĩ xác định lượng máu đi qua dây rốn.
Trong chuyển dạ

Nếu gặp phải tình trạng này, khi chuyển dạ, dây rốn có thể làm cho thai nhi bị treo lên cao nên sẽ gặp khó khăn để lọt qua được tử cung của mẹ. Vì thế, mẹ hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ sản khoa để chọn được phương pháp sinh hợp lý nhé.

Đối với trẻ sau sinh

Trong một số trường hợp nguy hiểm, dây rốn khiến bé bị thiếu oxy nên có thể gây các phản ứng co giật, chân tay run sau sinh. Khi đó, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để khám ngay nhé.


Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng này là duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Điều đầu tiên mẹ cần biết là tình trạng này không nguy hiểm như mẹ nghĩ nên đứng lo lắng quá. Thực tế có khả nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18 – 25.

Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn, sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm theo khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.


Về phương pháp sinh: Không nhất thiết mẹ phải sinh mổ. Tùy vào tình hình của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.

Related

Sức khỏe 8022355464820691331

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item